Muốn trở thành Giao dịch viên thì học ngành gì?

Giao dịch viên là nghề nghiệp mơ ước của nhiều bạn trẻ mong muốn hướng đến cho tương lai của mình bởi vì đây là một công việc ổn định, có đôi chút “sang chảnh” với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Vậy học ngành gì để trở thành Giao dịch viên? Cùng mình tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!

học ngành gì để trở thành Giao dịch viên
Giao dịch viên là nghề nghiệp mơ ước của nhiều bạn trẻ mong muốn hướng đến cho tương lai của mình bởi vì đây là một công việc ổn định, có đôi chút “sang chảnh” với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn

Giao dịch viên là gì? Làm công việc gì?

Hiểu đơn giản thì công việc lễ tân sẽ là bộ mặt của nhóm ngành du lịch, khách sạn – nhà hàng thì Giao dịch viên ngân hàng sẽ là bộ mặt đại diện của cả ngân hàng. Bên cạnh đó, họ còn đóng vai trò như là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng khi giao dịch tại quầy.

=>> Xem thêm: Mức lương ngành Ngân hàng có cao như “lời đồn” không?

Thông thường, công việc của các Giao dịch viên ngân hàng làm việc tại quầy giao dịch cần phải hoàn thành như:

  • Tiếp đoán và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục giao dịch hay giải đáp thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo lợi ích của khách hàng lên hàng đầu
  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng như vay tín chấp, mở thẻ tiết kiệm,…
Giao dịch viên là gì
Giao dịch viên ngân hàng sẽ là bộ mặt đại diện của cả ngân hàng (Ảnh minh họa)
  • Thực hiện các thao tác nghiệp vụ ngân hàng như chuyển tiền, rút tiền, mở thẻ, giao dịch thu mua và chuyển đổi tiền tệ,…
  • Phối hợp tốt với các bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề nhanh chóng và kịp thời
  • Chăm sóc, duy trì và tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng lâu dài

Muốn làm Giao dịch viên ngân hàng học ngành gì?

Thực tế để làm tốt một công việc, bạn phải được đào tạo bài bản cùng với bằng cấp, kỹ năng chuyên nghiệp của ngành học; chính vì thế, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn sẽ là ngành học được ưu tiên hàng đầu trong khối kinh tế nếu bạn mơ ước trở thành Giao dịch viên ngân hàng.

Vì đây là ngành học liên quan đến những con số là chủ yếu nên điểm đầu vào ngành học này thường khá cao nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cho ngành học như vốn kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, cơ chế và nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn ra sao, xử lý tình huống chuyên nghiệp sao cho làm hài lòng khách hàng,…ngay khi còn ngồi ghế nhà trường.

ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn sẽ là ngành học được ưu tiên hàng đầu trong khối kinh tế nếu bạn mơ ước trở thành Giao dịch viên ngân hàng (Minh họa)

Quan trọng là thế, nhưng đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung ngày này, việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu về ngân hàng luôn trong tình trạng “khan hiếm”. Chính vì thế, cử nhân ngành Ngân hàng được đào tạo chuyên môn vững vàng luôn được nhiều doanh nghiệp,… “săn đón” sau khi ra trường.

Kỹ năng cần có của Giao dịch viên là gì?

Kỹ năng cần có của Giao dịch viên sẽ gồm:

  • Nắm vững kiến thức nền tảng trong ngành ngân hàng: sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hiểu quy định về chính sách của ngân hàng,…
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt: luôn tự tin và làm chủ giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu tâm lý khách hàng; có khả năng tư vấn, chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn; luôn nói lời cảm ơn với khách hàng sau mỗi phiên giao dịch
  • Kỹ năng thuyết phục và trình bày: truyền đạt đúng thông tin và nội dung đến khách hàng, có thể thuyết phục khách hàng sử dụng các chính sách của ngân hàng với nhiều ưu đãi kèm theo
  • Kỹ năng xử lý tình huống: tiếp thu và giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh nhẹn và “thấu tình đạt lý”
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng tin học văn phòng

Nhìn chung, để trở thành giao dịch viên không phải là điều dễ dàng với những bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, dĩ nhiên có kiến thức thôi vẫn chưa đủ mà song song với đó bạn cần phải trang bị thêm cho mình những kỹ năng cũng như rèn luyện những phẩm chất cần có của Giao dịch viên ngân hàng. Hãy theo đuổi đam mê của mình nếu bạn yêu thích công việc này. Có thể tham khảo thêm bài viết khác TẠI ĐÂY để cho mình thêm thông tin tham khảo nhé