Bạn hiểu gì về ngành Tài chính- Ngân hàng?

Dù trải qua bao nhiêu mùa tuyển sinh thì độ “hot” của ngành Tài chính ngân hàng đến nay vẫn chưa về có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí nó còn được dự đoán là sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Ngành Tài chính ngân hàng là học gì? Cơ hội việc làm ra sao? Vậy bạn hiểu gì về ngành Tài chính ngân hàng? Bài viết này sẽ giải đáp một vài khía cạnh liên quan đến ngành học này từ đó để các bạn học sinh cũng như các quý phụ huynh có được cái nhìn tổng quan nhất từ đó mà có được những quyết định đúng đắn.

Thông tin ngành tài chính ngân hàng
Bạn hiểu gì về ngành Tài chính ngân hàng?

Ngành Tài chính ngân hàng là học gì?

Đây là một ngành học khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành Tài chính ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm Cụ thể hơn, tài chính ngân hàng là hình thức kinh doanh liên quan đến vấn đề tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành nhằm thanh toán và chi trả trong nội địa và quốc tế.

Sinh viên khi theo học ngành Tài chính ngân hàng sẽ được cung cấp kiến thức về lĩnh vực tài chính, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn tư vấn cho các doanh nghiệp về các hoạt động trên thị trường vốn như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Ngành Tài chính ngân hàng thi khối nào?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Tài chính ngân hàng nhưng tại một số trường khác, ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. 

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh 
  • D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh 
  • C00: Ngữ Văn. Lịch sử, Địa lý
Ngành tài chính xét tuyển khối nào
Ngành Tài chính ngân hàng xét những tổ hợp môn nào?

Những kỹ năng cần có của sinh viên ngành Tài chính ngân hàng

  • Có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên nghiệp trong các hoạt động Tài chính – Ngân hàng
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề kinh tế tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, đặc biệt là các nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích đầu tư, thẩm định tín dụng, thẩm định tài chính dự án
  • Có khả năng nhận diện rủi ro và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trong giải quyết công việc hàng ngày.

Học ngành Tài chính Ngân hàng ra làm việc gì?

Trước nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực của nhóm ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận một số vị trí như chuyên viên quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng, chuyên viên khách hàng cá nhân với mức lương khoảng từ 8 – 10 triệu đồng/tháng tùy năng lực.

Ngoài ra, cử nhân tài chính ngân hàng có thể làm việc tại các cơ quan, công ty với vai trò của cán bộ thuế, phụ trách tiền lương, hoặc cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm…Thêm vào đó làm việc trong lĩnh vực tài chính bạn có cơ hội được khẳng định bản thân và cơ hội thăng tiến tốt trở thành quản lý, giám đốc tài chính.

Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng
Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực của nhóm ngành Tài chính ngân hàng

Sơ lược qua những thông tin trên chắc chắn rằng bạn đã hiểu hơn về ngành Tài chính ngân hàng rồi. Ngoài những điều đã được cung cấp ở bài viết bạn nên tìm hiểu thêm về ngành học thú vị này để từ đó có được lựa chọn chính xác nhất cho công việc của bản thân trong tương lai.