Tài chính
Thanh toán không dùng tiền mặt và một số vấn đề đặt ra
Công cuộc cải cái công nghệ 4.0 đã đưa đến vô số sự thay đổi trong kinh tế và xã hội theo đó, việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng hết được nhu cầu thanh toán của người dùng. Do đó, việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện và an toàn hơn là điều mà mọi quốc gia đã và đang quan tâm, theo đó hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời.
Sự bùng nổ của xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt
Từ những yêu cầu cấp thiết của xã hội xu hướng mới về phát triển dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động đã ra đời. Hiện nay đã có hơn 90 quốc gia trên thế giới phát triển nền tảng thanh toán qua điện thoại di động. Số lượng người sử dụng dịch vụ này đến hiện nay đã lên đến con số 900 triệu, chiếm 1/7 dân số thế giới. Tổng giá trị giao dịch mỗi ngày thông qua Mobile Money khoảng 1,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Tại một số nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money trên 50%.
Khi thanh toán bằng ví điện tử, ngân hàng chỉ tham gia một số công đoạn; xu hướng này người dân nộp tiền mặt hay chuyển từ tài khoản của mình vào tài khoản ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ. Tổ chức này mở tài khoản tại ngân hàng, phối hợp với các ngân hàng phát hành thẻ cho người dân. Các tổ chức cung ứng dịch vụ có thể là dịch vụ vận chuyển công cộng hay các hệ thống cửa hàng, siêu thị bán lẻ, hoặc là tổ chức liên minh giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp dịch vụ.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần dịch vụ Di động trực tuyến (M_Service) hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) dưới thương hiệu MoMo. Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ ví và dịch vụ chuyển tiền, thu hộ/chi hộ… M_Service là đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch và nền tảng thanh toán (payment platform).
MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thông minh đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 10 triệu người dùng. Đây được xem là nền tảng thanh toán di động, chính nó đã thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn hàng trăm tiện ích dịch vụ, bao gồm: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, mua vé xe lửa, vé xem phim, thu – chi hộ, thương mại trên di động….
Bên cạnh đó, các ứng dụng xã hội cũng tham gia vào quá trình thanh toán như Facebook. Trên trang cá nhân của nhà sáng tập Facebook, họ cho biết, Facebook hiện đang hợp tác với hơn 27 tổ chức trên thế giới nhằm thiết lập Hiệp hội phi lợi nhuận Libra Association. Đơn vị này sẽ cho ra đời một đồng tiền ảo có tên Libra và nó sẽ hoạt động trên nền tảng công nghệ Blockchain. Dự đoán nó sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2020.
Mặc dù hiện nay dự án đồng tiền Libra chưa được quốc hội Mỹ thông qua, nhưng trong tương lai với những sự tiện lợi của nó cùng với các giải pháp an toàn mà Facebook đã đề ra có thể sẽ đủ sức thuyết phục được các nhà luật pháp Mỹ.
Một số vấn đề đặt ra khi thanh toán “vắng mặt” tiền mặt
Khi sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử, các khách hàng có thể không cần thông qua ngân hàng mà họ có thể làm việc trực tiếp thông qua các tài khoản của họ. Tuy nhiên, đầu tiên muốn sử dụng được ví điện tử thì người dùng phải có cho mình một tài khoản có thể chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng của họ sang tài khoản của tổ chức cung cấp dịch vụ tại ngân hàng.
Khi thực hiện thanh toán giữa các chủ tài khoản họ có thể thanh toán với nhau hoàn toàn miễn phí. Trong khi đó, với mỗi giao dịch qua ngân hàng đều mất một khoản phí nhất định. Khi so sánh phí rút tiền mặt với phí chuyển khoản cho thấy phí chuyển khoản cho một giao dịch đang khá cao.
Từ những nhận định trên, ta thấy rằng hiện nay việc sử dụng ví điện tử đang cung cấp cho người dùng rất nhiều lợi ích cũng như sự thuận tiện. Đồng thời với việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng là đang hạn chế việc đưa tiền ngoại tệ vào một quốc gia; vấn đề này vẫn còn đang được xem xét.