5 chỉ số cơ bản trong báo cáo tài chính

Để có thể phân tích tình hình tài chính tốt cho doanh nghiệp thì nhân viên tài chính cần phải nắm vững 5 chỉ số cơ bản trong báo cáo tài chính để giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Là một sinh viên tài chính, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức dưới đây để khi cần dùng đến nhé!

chỉ số cơ bản trong báo cáo tài chính
Để có thể phân tích tình hình tài chính tốt cho doanh nghiệp thì nhân viên tài chính cần phải nắm vững 5 chỉ số cơ bản trong báo cáo tài chính để giúp các nhà quản lý, nhà đầu tư kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp

Dưới đây là các chỉ số tài chính và ý nghĩa của những chỉ số này cho bạn tham khảo:

Chỉ số thanh toán hiện hành

Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nợ cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Công thức tính: Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Công thức tính: Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh
Công thức tính: Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / nợ ngắn hạn

Chỉ số tiền mặt

Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nợ cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.

Công thức tính: Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Chỉ số tài chính này gắn liền với chỉ số thứ 5. Chỉ số này giúp chúng ta nắm được số ngày trung bình doanh nghiệp thu hồi được tiền từ khách hàng. học kế toán online

Công thức tính: Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu = 365 / Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Mong rằng qua bài viết trên sẽ cho bạn thêm nhiều thông tin tham khảo về những chỉ số tài chính cơ bản mà bạn cần biết. Nếu bạn yêu thích và đam mê ngành Tài chính, hãy để Đại học Duy Tân giúp bạn thực hiện ước mơ đó nhé

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên website của mình. Click ngay “Công việc nào dễ tìm cho sinh viên ngành Tài chính?” để cho mình thêm thông tin hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công trên con đường mình chọn nhé!