Cơ hội thăng tiến trong ngành Quản trị Tài chính ra sao?

Ngành Tài chính luôn có sức hút đặc biệt đối với các bạn trẻ năng động, hiện đại. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn trẻ theo học ngành này là do nghe theo bố mẹ, bạn bè hoặc xuôi theo xu thế của xã hội mà không biết bản thân có thực sự phù hợp không; điều này có thể gây ra nhiều sự hối hận, tiếc nuối khi bắt đầu học hoặc sau khi ra trường. Do đó, việc hiểu rõ “Quản trị Tài chính là gì?” hay “Để học ngành Quản trị Tài chính Ngân hàng cần những tố chất nào?” là điều vô cùng cần thiết để đưa đến cơ hội thăng tiến trong ngành Quản trị Tài chính.

Ngành Tài chính luôn có sức hút đặc biệt đối với các bạn trẻ năng động, hiện đại
Ngành Tài chính luôn có sức hút đặc biệt đối với các bạn trẻ năng động, hiện đại

Ngành học với nhiều cơ hội rộng mở về nghề nghiệp

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cho dù nền kinh tế toàn cầu có suy giảm thì ngành Quản trị Tài chính Ngân hàng vẫn không ngừng khát nhân lực.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì nguồn nhân lực trong ngành học này vẫn còn khác thiếu và yếu kinh nghiệm. Yếu ở đây chính là các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành, giao tiếp, ứng xử còn rất hạn chế, thậm chí nhiều bạn sinh viên khi ra trường chỉ biết đến những lý thuyết suông chứ khả năng áp dụng vào thực hành hầu như chưa có.

Để theo đuổi ngành Quản trị Tài chính cần những tố chất nào?

Điều đầu tiên khi muốn theo đuổi ngành Quản trị Tài chính là bạn phải có khả năng tính toán, tư duy logic cùng một trí nhớ tốt. Làm việc trong lĩnh vực này là đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Chính vì lẽ đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là điều kiện cần của người học ngành Tài chính.

Ngoài ra, bạn còn phải là người chịu được áp lực cao, biết cách quản lý thời gian hiệu quả bởi làm việc với những con số luôn đặt các nhân viên ngành Tài chính vào trạng thái căng thẳng. Vậy nên, sức khỏe và tinh thần tốt là điều quan trọng.

Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực và mất những khoản thời gian vô ích là ưu tiên hàng đầu.

Khi muốn theo đuổi ngành Quản trị Tài chính là bạn phải có khả năng tính toán, tư duy logic cùng một trí nhớ tốt
Khi muốn theo đuổi ngành Quản trị Tài chính là bạn phải có khả năng tính toán, tư duy logic cùng một trí nhớ tốt

Bạn biết gì về ngành Quản trị Tài chính (HP) của Đại học Duy Tân?

Theo học ngành Quản trị Tài chính (HP) Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được trang bị không chỉ kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, am hiểu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, có khả năng phân tích, dự báo, giám sát, xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh mà còn được trau dồi các kỹ năng quan trọng của nghề như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ, quản trị bán hàng, kỹ năng bán hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng,…

Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi những kỹ năng chuyên môn quan trọng như:

– Kỹ năng và nghiệp vụ chuyên nghiệp trong các hoạt động Tài chính – Ngân hàng

– Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề kinh tế tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, đặc biệt là các nghiệp vụ phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích đầu tư, thẩm định tín dụng, thẩm định tài chính dự án

– Khả năng nhận diện rủi ro và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

– Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trong giải quyết công việc hàng ngày.

Chuyên ngành Quản trị Tài chính (HP) tại Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị Tài chính (HP) tại Đại học Duy Tân

Sau khi ra trường, các cử nhân ngành Quản trị Tài chính của Đại học Duy Tân có thể làm việc ở nhiều vị trí tại các doanh nghiệp như: Bộ Thương mại và Sở Thương mại, Sở Kế hoạch Đầu tư, đại diện thương mại, tham tán thương mại; Các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu; Nhân viên kinh doanh tại các hãng vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, các công ty dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện; Phòng kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh thương mại hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…