Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Tài chính ngân hàng có dễ tìm việc làm không?
Theo thống kê mới nhất từ cuối năm 2019, lĩnh vực tài chính ngân hàng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. Nhiều lãnh đạo quản lý lĩnh vực này cho biết hầu hết nguồn nhân lực khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng chất lượng còn thấp, không đáp ứng đủ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra. Do đó, có thể thấy rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực này đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người học phải không ngừng nỗ lực. Vậy để biết được ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Học ngành Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức gì?
Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được cung cấp và trang bị những kiến thức về lĩnh vực tài chính và ngân hàng từ mức độ cơ bản đến mức độ chuyên sâu.
Khác với ngành Kế toán – đi về tiểu tiết và chi tiết, ngành tài chính ngân hàng đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức khá rộng đối với sinh viên và đòi hỏi khả năng biết phân tích và nhìn nhận vấn đề cao. Do đó môn học của Tài chính ngân hàng khá bao quát và đòi hỏi tố chất tư duy tốt của người học viên.
Các môn học sinh viên được tiếp cận bao gồm: Kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia, Thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…
Ngoài ra, sinh viên tài chính ngân hàng sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc. Cụ thể như:
– Kỹ năng giao tiếp với khách hàng,
– Kỹ năng giới thiệu sản phẩm,
– Kỹ năng thuyết phục khách hàng,
– Kỹ năng quản lý thời gian,
– Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm …
Sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng dễ xin việc không?
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhận đa dạng các vị trí khác nhau nên học viên có thể yên tâm lựa chọn và học tập. Các vị trí mà sinh viên có thể dự tuyển gồm:
– Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
– Chuyên viên kế toán,
– Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại;
– Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế,
– Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ,
– Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
– Chuyên viên tài trợ thương mại;
– Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
– Chuyên viên định giá tài sản;
– Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;
– Giám đốc tài chính,
– Giám đốc điều hành,
– Tổng giám đốc;
– Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Bạn có phù hợp với ngành tài chính ngân hàng
Yêu cầu thứ nhất đòi hỏi niềm đam mê. Ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì nếu có đam mê thì mới có khả năng sáng tạo.
Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.
Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
Trước khi lựa chọn theo học một chuyên ngành nào các bạn thí sinh luôn có vô số các câu hỏi nhưng trên hết vẫn là kết quả nhận được sau khi hoàn thành việc học ngành đó, nói các khác chính là công việc sau khi ra trường và sinh viên ngành tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ. “Ngành tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?” luôn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất; từ những thông tin đã được đề cập đến ở trên chắc rằng hầu hết các bạn đều đã có cho mình một câu trả lời. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của chính mình.