Kiến thức kỹ năng
Doanh nghiệp bắt buộc phải có chức vụ kế toán trưởng?
Khái niệm về chức vụ “Kế toán trưởng”?
Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở… và là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính liên quan. Là doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động thì cũng luôn cần một người phụ trách về mảng kế toán. Vậy liệu doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Doanh nghiệp đi vào hoạt động, lúc nào cũng cần phải có kế toán trưởng?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy định Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, quy định này có nội dung như sau:
– Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng
– Các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng, và hết thời hạn 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.
– Trường hợp các doanh nghiệp siêu nhỏ ( khoảng 10 người trở xuống ) sẽ được ưu tiên hơn, trường hợp này sẽ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng
Do đó, để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đã đề cập ở trên là các doanh nghiệp đòi hỏi phải bố trí kế toán trưởng và chỉ có duy nhất một trường hợp ngoại lệ là nhà nước quy định ưu tiên cho doanh nghiệp siêu nhỏ không cần bố trí kế toán trưởng. Trường hợp doanh nghiệp đã có quy mô nhưng vừa mới thành lập và chưa bố trí được kế toán trưởng thì có thể bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian 12 tháng, hết thời gian này thì phải bắt buộc bố trí kế toán trưởng theo quy định hiện hành của Luật kế toán doanh nghiệp.
Theo điều khoản Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.Doanh nghiệp không bố trí người làm kế toán trưởng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Do đó, để làm sao để xác định doanh nghiệp đang hoạt động thuộc nào nào? Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa hay quy mô xin mời các bạn đón đọc các tham khảo bài viết đợt sau về chủ đề này tại website http://nganhtaichinh.edu.vn . Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu có những thắc mắc và bổ sung góp ý nào cho bài viết này, thân mời các bạn comment phía dưới bài nhé!