Ngân hàng
Câu chuyện hài hước về ngành Ngân hàng
Cuộc trao đổi dưới đây được đăng trên Punch, một tạp chí hài hước của Anh, số ra ngày 3/4/1957. Nó được đăng lại như là một lời giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng Những âm mưu từ đảo Jekyll của tác giả G. Edward Griffin. Nội dung của nó bao gồm các câu hỏi và đáp hết sức ngắn gọn, nhưng thể hiện một cái nhìn sâu sắc, tuy hơi tiêu cực, về hệ thống ngân hàng.
Câu chuyện vui về ngành Ngân hàng
– Ngân hàng để làm gì?
– Để tạo ra tiền.
– Cho các khách hàng à?
– Không, cho các ngân hàng.
– Vậy tại sao quảng cáo của ngân hàng không đề cập đến điều này?
– Vì như thế sẽ không hay chút nào. Nhưng điều đó vẫn được đề cập tới nhờ ngụ ý liên quan đến khoản dự trữ gần 249 triệu đô la. Đó chính là số tiền mà ngân hàng vừa tạo ra.
– Từ các khách hàng à?
– Tớ cho là như vậy.
– Các ngân hàng cũng đề cập đến tài sản trị giá gần 500 triệu đô la. Có phải học cũng vừa tạo ra số tiền đó không?
– Không chắc lắm. Có khi là khoản tiền được các ngân hàng dùng để tạo ra tiền.
– Tớ biết rồi. Và họ cất giữ chúng ở một nơi nào đó an toàn phải không?
– Hoàn toàn không phải vậy. Họ đem cho khách hàng mượn số tiền đó.
– Khi họ không có tiền à?
– Không.
– Sau đó tiền trở thành tài sản như thế nào?
– Các ngân hàng đảm bảo rằng khoản tiền ấy sẽ trở thành tài sản nếu họ thu về
– Nhưng họ phải có một chút tiền ở nơi an toàn khác chứ?
– Đúng vậy, khoảng chừng 500 triệu đô la. Khoản này được gọi là Nợ phải trả.
– Nhưng nếu có tiền thì tại sao họ lại phải trả nợ?
– Vì đó đâu phải tiền của họ.
– Vậy tại sao họ lại có tiền?
– Các khách hàng đã cho họ mượn tiền.
– Ý cậu là các khách hàng cho họ mượn tiền?
– Đúng vậy. Các khách hàng gửi tiền vào tài khoản của mình nhưng thực ra là cho ngân hàng mượn tiền.
Tiền trong Ngân hàng sẽ luân chuyển như thế nào?
– Còn các ngân hàng làm gì với số tiền đó?
– Mang cho khách hàng khác mượn.
– Nhưng cậu vừa nói là khoản tiền các ngân hàng cho những người khác mượn là tài sản phải không?
– Đúng.
– Thế thì tài sản và Nợ phải trả phải cùng một khoản tiền à?
– Thực ra cậu không thể nói như thế được.
– Nhưng cậu vừa nói thế còn gì. Nếu tớ chuyển 100 đôla vào tài khoản của tớ tại ngân hàng thì ngân hàng phải có trách nhiệm trả nó lại cho tớ, vì vậy nó là Nợ phải trả. Nhưng nếu họ lờ đi và đem cho người khác mượn thì người đó cũng phải có trách nhiệm trả ngân hàng – tức là nó là Tài sản. Như vậy có phải chính 100 đôla đó không?
– Đúng đấy, nhưng…
– Rồi khi thanh toán hết nợ nần. Ý tớ là nếu không là thế thì thực sự các ngân hàng không có bất kỳ khoản tiền nào à?
– Hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết.
– Đừng bận tâm đến lý thuyết. Còn nếu ngân hàng chẳng có tý tiền nào thì họ đào đâu ra khoản dự trữ 249 triệu đôla?
– Tớ đã nói với cậu rồi, đó chính là số tiền họ tạo ra mà.
– Bằng cách nào?
– Quá dễ, khi đem 100 đôla của cậu cho người khác mượn, các ngân hàng tính lãi cho người đó.
– Bao nhiêu thế?
– Còn tuỳ thuộc vào lãi suất. Cỡ khoảng 5,5% gì đó.
– Tại sao không phải là lợi nhuận của tớ? Đó không phải là tiền của tớ hay sao?
– Đó chính là học thuyết thực tế của hoạt động ngân hàng mà.
– Thế khi tớ cho ngân hàng mượn 100 đôla, tại sao tớ không tính lãi cho họ nhỉ?
– Có đấy chứ, cỡ khoảng 0,5%.- Đúng là tham hết phần của tớ nhỉ?
– Nhưng mức lãi ấy chỉ có được khi cậu không có ý định rút tiền ra đấy.
– Nhưng dĩ nhiên là tớ sẽ rút tiền ra. Nếu không rút ra chắc tớ sẽ bị lãng quên ngay.
– Họ sẽ không thích cậu rút tiền đâu.
– Tại sao không? Nếu tớ để lại đó, như cậu nói, nó sẽ trở thành Nợ phải trả. Chẳng lẽ họ lại không vui mừng khi tớ giảm bớt khoản nợ của họ hay sao?
– Không hề, vì như thế họ sẽ không thể cho người khác mượn tiền của cậu được.
– Nhưng nếu tớ vẫn muốn xoá hẳn nợ thì họ phải cho tớ làm chứ?
– Tất nhiên rồi.
– Nhưng giả sử họ vừa cho người khác mượn khoản tiền của tớ thì sao nhỉ?
– Thì họ sẽ cho cậu cầm tiền của người khác.
– Nhưng giả sử người đó cũng muốn rút tiền ra… thì họ vẫn phải để cho tớ rút chứ?
– Cậu đang có ý “cùn” rồi đó.
– Tớ nghĩ tớ đang trở nên sắc sảo hơn thì có. Điều gì xảy ra nếu mọi người đều rút tiền khỏi ngân hàng cùng một lúc?
– Theo thực tế thì điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
– Vì vậy, điều mà các ngân hàng trông mong là không phải thực hiện các cam kết của mình chứ gì?
– Tớ không nói thế đâu nhé.
– Đương nhiên rồi. Tốt, giờ thì liệu còn bất cứ điều gì khác mà cậu nghĩ là có thể kể cho tớ không?
– Không. Cậu nên biến đi và mở ngay một tài khoản tại ngân hàng.
– Tại sao tớ lại không biến đi và mở hẳn một ngân hàng?
(Sưu tầm)