Kiến thức kỹ năng
Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn Ngân hàng và gợi ý
Trong các đợt tuyển dụng nhân sự ngành ngân hàng, vòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng luôn là quan trọng nhất; nó quyết định 99% yếu tố bạn có được nhận vào làm doanh nghiệp, công ty đó hay không. Hãy nhớ rằng, cuộc phỏng vấn của bạn bắt đầu ngay từ khi bước vào phòng, vì vậy hãy tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên nhé. Để cho bạn thật tự tin và chuẩn bị chu đáo cho cuộc phỏng vấn, hãy cùng nganhtaichinh.edu.vn tìm hiểu những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ngành Ngân hàng và gợi ý dành cho bạn nhé!
Câu hỏi 1: Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân
Thông thường, đây là câu hỏi mở đầu luôn được các nhà tuyển dụng đặt ra trong các cuộc phỏng vấn. Nghe thì có vẻ là một câu hỏi đơn giản nhưng thực ra thì nó không hề đơn giản chút nào. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn nghe câu trả lời thật hoàn chỉnh về bản thân của mình một cách trung thực nhất.
Do đó, gợi ý mà mình muốn chia sẻ cho bạn đó là bạn nên chuẩn bị một bản giới thiệu về bản thân mình thật chỉnh chu, nội dung đầy đủ nhưng phải ngắn gọn, tránh dài dòng gây mất thiện cảm cho người phỏng vấn. Với câu hỏi này, bạn nên luyện tập ở nhà để làm cho mình thêm tự tin hơn. Bên cạnh đó, mình nghĩ bạn nên chuẩn bị thêm cho mình một bản bản bằng tiếng anh nếu người tuyển dụng có yêu cầu giới thiệu bằng tiếng anh bên cạnh tiếng việt
Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn trở thành nhân viên ngân hàng?
Câu hỏi này được hỏi để kiểm tra mức độ mong muốn của bạn có thật sự muốn trở thành nhân viên Ngân hàng trong sự nghiệp của mình hay là bạn chỉ xem công việc này như là một “bến đỗ” tạm thời trong sự nghiệp. Vì vậy, với câu hỏi này mình khuyên các bạn hãy nên trả lời rõ ràng và nói về quyết định chính xác của bản thân, không nên mơ hồ hay ngập ngừng.
Câu hỏi 3: Bạn hiểu như thế nào về công việc bạn đang ứng tuyển?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có thực sự tìm hiểu nghiêm túc về vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong ngân hàng của họ hay không. Theo mình, để có câu trả lời phù hợp với câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu sơ lược về ngân hàng đó, nhiệm vụ của các phòng ban, công việc hàng ngày của vị trí bạn đang ứng tuyển là gì,…
Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi mà không phải là ngân hàng khác?
Hầu hết trong các buổi phỏng vấn, câu hỏi này luôn được đặt ra cho các ứng viên nhằm tìm hiểu lý do và kiểm tra tại sao ứng viên lại mong muốn lựa chọn ngân hàng của họ để làm việc. Đừng lo lắng khi gặp câu hỏi này. Gợi ý của mình dành cho câu hỏi này đó là bạn nên đưa ra báo cáo tài chính về những con số mà ngân hàng đó đạt được trong nhiều năm, ví dụ như về khía cạnh tài chính, các thành tích, giải thưởng được ghi nhận,…
Câu hỏi 5: Vì sao ngân hàng chúng tôi nên ứng tuyển bạn vào vị trí này?
Nhà tuyển dụng ngân hàng đặt ra câu hỏi này với dụng ý muốn đánh giá bản thân bạn thông qua câu trả lời này. Thoạt nhìn câu hỏi này, bạn sẽ nghĩ đây là câu hỏi khó đúng không? Đừng suy nghĩ nhiều quá nhé. Bạn chỉ cần tự tin nêu điểm mạnh của mình phù hợp với tính chất công việc này ra sao.
Câu hỏi 6: Đặt câu hỏi xử lý tình huống trong công việc
Đây là câu hỏi mà hầu như các ngân hàng đều đặt ra để kiểm trình trình độ xử lý tình huống công việc nếu phát sinh sự cố. Gợi ý câu trả lời này đó là bạn nên chuẩn bị sẵn những tình huống có thể xảy ra khi bạn làm việc với khách hàng bằng cách áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã thu nhận được khi còn ngồi ghế nhà trường.
Câu hỏi 7: Bạn còn câu hỏi gì để hỏi chúng tôi không?
Hầu hết 99,9% ứng viên mắc sai lầm khi trả lời là không – điều này sẽ làm mất điểm và cơ hội ” trượt vé” trước nhà tuyển dụng bởi vì đây là câu hỏi kiểm tra trình độ ứng viên trước khi tuyển dụng ứng viên đó.
Đối với câu hỏi này, bạn có thể áp dụng những câu hỏi liên quan đến quyền lợi của mình, hướng phát triển công ty trong 5 năm tới, ai là người sẽ đánh giá kết quả công việc của bạn,…
Hi vọng những câu hỏi trên sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn tham khảo trước khi phỏng vấn trong ngành ngân hàng. Hãy tham khảo “Mức lương ngành Ngân hàng có cao như “lời đồn” không?” để có thêm thật nhiều thông tin nhé. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình!