Kiến thức kỹ năng
3 hàm tài chính cơ bản trong ngân hàng – Bạn nên biết!
Hãy cùng mình khám phá 3 hàm tài chính cơ bản trong ngân hàng – Bạn nên biết nếu bạn theo đuổi học tập và định hướng nghề nghiệp của mình trong ngành nghề đầy thú vị này nhé!
Để có thể tính toán các lãi suất khi vay vốn/ tiết kiệm ngân hàng thì các các ứng dụng excel trong tài chính là điều mà bạn nên quan tâm ngay từ bây giờ
Hàm tài chính cơ bản – Hàm FV
Hàm FV được dùng để xác định tổng số tiền mà bạn nhận được khi gửi một số tiền nhất định (định kỳ) vào một ngân hàng có lãi suất nhất định.
Ví dụ: Bạn muốn gửi số tiền là 30.000 USD (định kỳ hàng tháng) vào ngân hàng A, với lãi suất là 5% /năm, trong thời gian 10 năm. Tổng số tiền mà bạn nhận được sau 10 năm sẽ được tính theo hàm FV(rate, nper, pmt, pv, type).
=>> Xem thêm: Bạn có phù hợp với ngành Ngân hàng không?
Hàm tài chính cơ bản – Hàm PMT
Hàm PMT có chức năng ngược với FV, đó là khi bạn đã biết trước số tiền nhận được, thời gian gửi tiền và lãi suất ngân hàng thì tổng số tiền bạn cần phải gửi vào là bao nhiêu sẽ được tính qua hàm PMT. Cách tính cụ thể như sau:
= PMT(rate, nper, pv, fv, type)
Trong đó:
Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm)
Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm).
Pv : Giá trị hiện tại hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.
Fv : Giá trị tương lai.
Type : Hình thức tính lãi (=0 sẽ tính vào cuối kỳ, =1 sẽ tính vào đầu mỗi kỳ tiếp theo)
Hàm tài chính cơ bản – Hàm RATE
Tính lãi suất của mỗi kỳ trong một niên kim hay là tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay. Cách tính cụ thể như sau :
= RATE(nper, pmt, pv, fv, type, guess)
Trong đó:
Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hàng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Pmt : Số tiền phải trả trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Pmt bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (không bao gồm lệ phí và thuế).
Pv : Giá trị hiện tại hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.
Fv : Giá trị tương lai.
Type : Hình thức tính lãi (=0 sẽ tính vào cuối kỳ, =1 sẽ tính vào đầu mỗi kỳ tiếp theo)
Guess : Giá trị của lãi suất hàng năm (rate), mặc định excel sẽ cho guess = 10%.
* Lưu ý:
Nếu RATE() báo lỗi #VALUE! thì hãy thử với các giá trị khác cho guess.
Nper và Guess phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau.
Mong rằng bài viết trên cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về các hàm tài chính cơ bản ngân hàng; điều này sẽ giúp ích cho bạn một ngày nào đó bạn nhé!
Mọi thông tin về Tuyển sinh năm 2023, thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại: http://tuyensinh.duytan.edu.vn