Cơ hội nghề nghiệp
Cẩm nang xin việc ngành Tài chính – Ngân hàng
Với nhiều cơ hội việc làm, mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao, ngành Tài chính – Ngân hàng đang thu hút sự quan tâm tìm hiểu và lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Dưới đây là 5 công việc phổ biến trong ngành Tài chính – Ngân hàng:
- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân
Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân là người này sử dụng những kiến thức đã được trang bị về luật thuế, đầu tư, bảo hiểm để tư vấn những giải pháp tài chính giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp có những lựa chọn phù hợp. Hiểu một cách đơn giản thì đây là người tư vấn cách dùng tiền cho khách hàng. Muốn vậy, bạn phải nhạy bén trong việc nhận biết các thông tin, vấn đề thời cuộc, nhận biết và đánh giá tình hình thực tế.
Nhân viên tư vấn tài chính là lựa chọn của nhiều người
- Nhân viên phân tích tài chính
Nhà phân tích tài chính là người có khả năng sử dụng những số liệu về tài chính sẵn của khách hàng và những am hiểu nhất định về thị trường tiền tệ để đưa ra những giải pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn nhất. Do đó, bạn cần nắm được kiến thức tài chính, biết nhận định tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó, chỉ ra được nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp cải tiến cho khách hàng.
- Nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng là người nhận các khoản tiền vay hoặc gửi, rút tiền và các thủ tục giấy tờ và các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Đây cũng là nhân sự hỗ trợ cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng cách định giá tài sản của khách hàng và tư vấn loại hình vay phù hợp nhất.
- Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là người giải đáp và tư vấn, tiếp thị cho khách hàng thông qua nhiều kênh bán hàng đồng thời tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ, phát hiện và đưa ra những giải pháp ngăn chặn hành vi gian lận từ hồ sơ tín dụng của khách hàng,… Muốn làm tốt công việc này, bạn hãy trau dồi cho mình những kỹ năng như: nghiên cứu thị trường và chuẩn bị giải pháp, cộng tác tốt với khách hàng, giao tiếp tốt,…
5. Nhân viên tín dụng
Nhân viên tín dụng là người làm “cầu nối” giữa khách hàng vay vốn và Ngân hàng. Cụ thể như: tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục vay vốn cần thiết, thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, tình hình tài chính, lập hợp đồng tín dụng, thế chấp cùng giấy tờ liên quan, theo dõi và lập hồ sơ giải ngân cho khách hàng, giải quyết tài sản thế chấp theo quy định, kiểm tra nguồn vốn vay theo quy định,…